Tại sao gọi Tết Trung thu là Tết của tình thân?

5172180_cover_trungthu

“Tết Trung thu, Tết của Tình thân” – Hẳn là chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói này, thế nhưng tại sao Rằm tháng Tám hằng năm lại mang ý nghĩa như thế? Tại sao vào dịp này, mọi người thường hay ăn bánh trung thu? Mời anh em cùng mình tìm hiểu sơ lược về ý nghĩa của ngày lễ vô cùng đặc biệt này nhé 

Nguồn gốc

trungthu (1).jpg

Lịch sử Tết Trung thu đã kéo dài hơn 3.000 năm, bắt nguồn từ thời Nhà Thương, và đến thời Nhà Đường thì chính thức được coi là một ngày lễ quốc gia. Lễ hội này phát triển mạnh mẽ dưới thời Nhà Tống và kéo dài đến nay.

Ban đầu, Tết Trung thu được tổ chức vào thời gian thu hoạch vụ mùa. Các Hoàng đế Trung Hoa cổ đại tổ chức lễ hội thờ phượng mặt trăng vào mùa thu để tỏ lòng biết ơn vì vụ mùa sung túc. Đối với dân thường, ngày lễ này là dịp để ăn mừng vụ mùa bội thu sau quãng thời gian làm việc chăm chỉ. Cho đến nay, Tết Trung thu được coi là Tết Đoàn viên, Tết của tình thân.

 Tên gọi

Tết Trung thu (中秋节: zhōng qiū jié/Mid-Autumn Festival) là tên gọi quen thuộc, bởi ngày lễ này được tổ chức vào giữa mùa thu (15/8 âm lịch). Tuy nhiên, lễ hội này vẫn còn một số tên gọi khác như:

  • Moon Festival (月亮节 yuè liàng jié)
  • Moon Cake Festival (月饼节 yuè bǐng jié)
  • Reunion Festival (团圆节 tuán yuán jié)
  • August Festival (八月节 bā yuè jié)
  • Autumn Festival (仲秋节zhòng qiū jié)
trungthu1.jpg

 Thời gian diễn ra ngày lễ Tết Trung thu

Như chúng ta đã biết, Tết Trung thu được tổ chức vào 15/08 âm lịch hằng năm, tuy nhiên nếu xét theo dương lịch thì lễ hội này không có thời gian cố định bởi thời gian của lịch âm và lịch dương luôn có sự chênh lệch. Tuy vậy thì, nếu xét theo lịch dương, nó thường rơi vào khoảng tháng Chín hoặc đầu tháng Mười.

 Bánh Trung thu

banhtrungthu.jpg

Tên gọi: 月饼 yuèbǐng /ywair-bing/ moon-cake(s)

Món bánh này thường có hình tròn (một số loại bánh có hình vuông), đường kính từ 5-10cm và dày cỡ 5cm. Bánh có lớp vỏ mỏng với vị ngọt bao phủ lấy phần nhân ngọt, đặc kín bên trong. Bánh trung thu thường được dùng với trà. Có rất hiếm những loại bánh trung thu hấp hay bánh chiên.

banhtrungthu1.jpg

Ban đầu, món bánh này được gọi là “Hu cake”. Thế nhưng, vào thời Đường, Hoàng đế Đường Huyền Tông đã đổi tên cho món bánh này và gọi nó là “mooncake”. Tương truyền rằng, sau khi nghe vua nói cái tên “Hu cake” không có mấy ý nghĩa, chính vị sủng phi nổi tiếng thời Đường – Dương Quý phi đã gợi ý cho nhà vua cái tên “mooncake”, lấy cảm hứng từ vầng trăng tròn với ánh trăng đẹp sáng huyền ảo.

Một thông tin khác về nguồn gốc tên gọi của món bánh này rằng nó được đặt tên theo Nữ thần Mặt Trăng – Hằng Nga, là vị thần được cho là đã tạo ra món bánh này.

 Ý nghĩa

Trong văn hóa Trung Hoa, hình tròn tượng trưng cho sự trọn vẹn, gắn kết và thân mật. Trăng tròn vành vặn chính là hình ảnh đại diện cho sự sung túc, thịnh vượng và sum họp gia đình. Những chiếc bánh trung thu chính là yếu tố hoàn thiện cho đêm trăng rằm tháng Tám thêm phần trọn vẹn, hoàn hảo nhất.

trungthu.jpg

Không chỉ là một món ăn, bánh trung thu dường như trở thành nét truyền thống đặc trưng, mang ý nghĩa tinh thần vô cùng quan trọng thẳm sâu trong mỗi người dân Trung Hoa. Tại quốc gia này, vào Tết Trung thu, các thành viên trong gia đình chia sẻ với nhau từng miếng bánh (cắt từ một chiếc bánh) – chính là việc làm thể hiện sự sẻ chia, bày tỏ tình yêu thương và trao gửi đến nhau những lời chúc lành tốt đẹp. Nếu vào dịp đặc biệt này nhưng người con (hay thành viên) trong gia đình không thể về nhà sum họp, cha mẹ thường sẽ để dành lại một phần bánh cho người đó. Họ cũng sẽ gửi tặng bánh cho người thân hoặc bạn bè để bày tỏ tình cảm và gửi lời chúc lành.

 Một vài thông tin thú vị khác

  • Tết Trung thu là dịp lễ hội quan trọng đứng thứ hai trong số các lễ hội ở Trung Quốc, chỉ đứng sau Tết Nguyên đán.
  • Lời chúc: “Happy Mid-Autumn Festival” hay 中秋快乐 nghĩa là “Mid-Autumn happy”
  • Tại Trung Quốc, ngoài việc được coi là Tết của tình thân, Tết Trung thu còn được coi là Tết Tình nhân, hay được gọi là “lễ Thất tịch thứ 2”; các cặp tình nhân thường sẽ cầu nguyện những điều tốt đẹp cho mối lương duyên của mình, những người đang lẻ bóng thì sẽ cầu khấn Nguyệt Lão có thể mau chóng “tơ hồng se duyên” cho họ.
  • Người dân Trung Quốc thường có một kỳ nghỉ kéo dài 3 ngày để tận hưởng dịp lễ hội này, vậy nên đây được coi là dịp “hồi hương” quy mô toàn quốc lần thứ 2 trong năm (lần thứ nhất hẳn là Tết Nguyên đán rồi). Nếu có ý định du lịch Trung Quốc vào thời điểm này, mọi người nên cân nhắc và hoãn lại thì hơn. Hãy thử tưởng tượng tình cảnh 1 tỷ người “di dân” cùng một lúc…
  • Rước đèn/chơi đèn trung thu không thực sự là một hoạt động truyền thống tại Trung Quốc, nhưng chỉ diễn ra trong cộng đồng dân cư tại khu vực Quảng Đông, Quảng Tây và tại các quốc gia như Việt Nam, Malaysia.
  • Giới trẻ vào dịp lễ này thường có sở thích gửi “hồng bao”/bao lì xì cho nhau như một cách gửi lời chúc may mắn
banhtrungthu2.jpg

Nguồn: tinhte.vn

Theo Chinahighlights (1)(2)(3)TravelchinaguideChinatravelTherakyatpost
Hình 14