Khi nào cần phải chụp Cộng hưởng từ (MRI)?

Phương pháp chụp Cộng hưởng từ (MRI) chẩn đoán hình ảnh hiện đại hiệu quả và phổ biến. MRI được sử dụng chẩn đoán hình ảnh gần như với mọi cơ quan trong cơ thể. 

Chụp Cộng hưởng từ (MRI) được chỉ định ở các bộ phận trong cơ thể: 

Khi nào cần phải chụp Cộng hưởng từ (MRI)?
Khi nào cần phải chụp Cộng hưởng từ (MRI)?

– Cơ xương khớp

MRI cho hình ảnh có độ nét cao các cấu trúc cơ, dây chằng, sụn, xương, tủy, mạch máu: khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, cổ chân, viêm xương và mô mềm,..

– Cột sống

MRI chẩn đoán chính xác các bệnh ký cột sống, đĩa đệm, các dây chằng và tủy sống: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, các bệnh lý về tủy sống, viêm cột sống – đĩa đệm,…

– Sọ não

+ Chấn thương sọ não, động kinh, u não, u dây thần kinh sọ não,…

+ Tai biến mạch máu não, bệnh lý thoái hóa chất trắng,..

+ Các dị tật bẩm sinh não: teo não, khuyết não,..

– Vùng tạng và bụng chậu:

+ U nang buồng trứng xoắn

+ Lạc nội mạc tử cung

+ Bất thường bẩm sinh các cơ quan vùng chậu nam, nữ

+ Các vấn đề đau bụng ở phụ nữ mang thai

+ Viêm bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến

– Các bệnh liên quan đến mắt, tai – mũi – họng như: u, chấn thương, viêm,…

Chống chỉ định chụp Cộng hưởng từ (MRI)

– Bệnh nhân có cấy ghép các thiết bị hỗ trợ tim mạch hoặc các thiết bị hỗ trợ như van tim nhân tạo, máy trợ thính, máy tạo nhịp, máy điều hòa nhịp tim, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da,…

– Người bệnh nặng cần phải có thiết bị hồi sức bên người

– Kẹp phẫu thuật bằng kim loại: nội sọ

Khi nào cần phải chụp Cộng hưởng từ (MRI)?
Khi nào cần phải chụp Cộng hưởng từ (MRI)?

Lưu ý: Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định chính xác hơn