Tổng quan về bệnh Loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh Loãng xương cao hơn ở nam giới.
Bệnh Loãng xương là gì?
Bệnh Loãng xương còn có tên gọi khác là bệnh giòn xương hay xốp xương, là hiện tượng mật độ xương ngày càng thưa dần và ngày càng xương càng mỏng dần, làm cho xương dễ bị tổn thương dù là do tổn thương nhẹ.
Đây là căn bệnh phát triển trong thầm lặng, thường thì người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức không rõ nguyên nhân là nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh.

Triệu chứng của bệnh Loãng xương là gì?
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) thường chỉ được người bệnh phát hiện khi bệnh trở nặng hoặc đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
+ Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp
+ Đau nhức đầu xương
+ Đau ở vùng xương chịu gánh nặng cơ thể thường xuyên như:
+ Đau cột sống, thắt lưng hoặc 2 bên liên sườn
+ Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, Loãng xương thường đi kèm với giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp,..
+ Gãy xương: các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy đốt sống (lưng và thắt lưng), xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Cách phòng ngừa bệnh Loãng xương
Bệnh Loãng xương có thể được phòng ngừa bằng các phương pháp sau đây, nhưng không thể chữa khỏi bệnh được:
- Ăn thực phẩm chứa nhiều canxi: sữa, trứng hoặc các sản phẩm giàu canxi như nước trái cây, hoặc đậu, cá, các loại rau xanh.
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể: vitamin D cơ thể hấp thụ canxi.
- Tập thể dục thường xuyên, phù hợp với hiện trạng cơ thể.
- Khám định kỳ: nên đến cơ sở Y tế để kiểm tra mật độ xương định kỳ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý: Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định chính xác hơn