Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ Loãng xương ở phụ nữ cao hơn, tình trạng Loãng xương sớm và nặng hơn ở nam giới.
Loãng xương do mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây Loãng xương cho một số phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, do cung cấp canxi cho thai nhi để tạo và phát triển xương. Các phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên tăng lượng thức ăn giàu canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe.Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bé trong bụng sẽ lấy canxi từ xương, từ đó dẫn đến nguy cơ Loãng xương ở người mẹ

Loãng xương do tiền mãn kinh ở nữ giới
Loãng xương ở tuổi này là tình trạng thường gặp ở hầu hết phụ nữ. Loãng xương cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ, bao gồm những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh (từ 20 đến 40 tuổi), đối với những ai có mật độ xương thấp có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
Thay đổi nội tiết tố làm nữ giới dễ Loãng xương
Một nguyên nhân nữa là nguyên nhân làm nên tỷ lệ Loãng xương ở nữ giới cao hơn là do thay đổi nội tiết tố. Phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi nội tiết tố trong suốt cuộc đời: chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh. Trong đó, sự sụt giảm mạnh hormon oestrogen ở giai đoạn mãn kinh là nguyên nhân dẫn đến tăng cao quá trình hủy xương, giảm quá trình hấp thụ canxi, tăng nguy cơ Loãng xương.

Phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn nam giới
Phụ nữ có xương nhỏ và mỏng hơn nam giới, mật độ xương thấp hơn và trọng lượng cũng nhẹ hơn. Đây là lý do dẫn đến phụ nữ có nguy cơ Loãng xương cao hơn vì khi mất đi một lượng tế bào xương như nhau thì phụ nữ chắc chắn sẽ bị Loãng xương, còn nam giới chỉ ở trạng thái mật độ xương thấp.
Lưu ý: Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định chính xác hơn