Loãng xương xuất hiện ở mọi độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là hậu quả của một số bệnh để lại nhưng đa số phụ thuộc vào quá trình lão hóa tự nhiên nhiên của cơ thể.
Gãy xương cột sống và gãy cổ xương đùi chiếm tỷ lệ cao trong loãng xương, có thể dẫn đến tàn tật và tử vong. Vì vậy, cần chẩn đoán loãng xương sớm để bảo vệ bộ xương và tránh những hậu quả đáng tiếc nhất có thể xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán đo loãng xương DEXA
Nghiệm pháp đánh giá mật độ xương: Phương pháp chụp X quang hấp thụ năng lượng kép (DEXA) là phương pháp phổ biến nhất. Nghiệm pháp này không gây đau đớn và chỉ mất vài phút, cho biết lượng xương bị mất.
Loãng Xương có điều trị được hay không?
- Câu trả lời là có. Nếu có phương pháp là lối sống khoa học và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
- Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa. Bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.
- Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.
- Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.
- Ngừng hút thuốc.
- Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.
- Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu
- Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.
- Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.
Lưu ý: Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, cần liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc đến gặp Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định chính xác hơn